Không loại trừ bất cứ loài côn trùng nào, mỗi loài côn trùng thường mang trong cơ thể một virus hoặc khả năng gây bệnh vì vậy bạn cần hạn chế tối đa sự xuất hiện của các loài côn trùng trong khu vực nhà ở hoặc nơi làm việc. Tuy nhiên việc tránh chúng không phải là điều dễ dàng đặc biệt đối với ruồi, chúng được xem như một nguồn bệnh có thể phát tán bệnh cho con người bất cứ lúc nào, nguyên nhân thường vì chúng ta không giữ vệ sinh về thực phẩm và môi trường sống xung quanh và dưới đây là một điều về loài ruồi nhà hay xuất hiện ở khu vực dân cư.
1. Ruồi nhà:
Ruồi nhà là loài côn trùng phổ biến, là một trong những côn trùng tạo ra dịch hại mang bệnh hiểm nghèo do cơ thể chúng mang rất nhiều mầm bệnh: một trong số tác nhân chính gây bệnh tả, lỵ, thương hàn và các bệnh giun sán, nấm…Đặc điểm hình thái của ruồi nhà khi trưởng thành, chúng có màu xám đen với bốn sọc sẫm màu trên ngực, thân ít lông và một đôi cánh màng, chiều dài khoảng 5–8 mm. Ruồi nhà thường hay lui tới, hay ăn những thực phẩm rắn dễ hoá lỏng, chúng có khả năng làm ẩm, những chất còn tươi hay đang thối rữa, đặc biệt là thực phẩm được cất giữ của con người sử dụng hằng ngày và chúng lấy nguồn thức ăn hóa lỏng đó để nuôi cơ thể, đồng thời tiết ra chất dịch từ trong cơ thể, chất dịch này của chúng thường mang mầm bệnh sinh bệnh, kể cả chất thải của ruồi nhà hoặc chỉ cần chúng bám vào đồ sử dụng của con người đều sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Ruồi nhà mang nhiều mầm bệnh, chúng chứa chất gây bệnh cho con người có thể lây truyền nhiều virut, vi khuẩn gây bệnh, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả vì vậy chúng ta cần khống chế sự xuất hiện của chúng trong khu vực sinh sống để bảo vệ sức khỏe.
2. Dịch tả:
Dich tả hay bệnh tả là một bệnh do nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, lây lan qua nước bị ô nhiễm, nước uống hoặc ăn các thức ăn đã bị nhiễm bệnh hoặc ô nhiễm. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác sống trong nguồn nước nhiễm bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào.Các triệu chứng chính của bệnh dịch tả thông thường là tiêu chảy mất nước, không đau và nôn mửa những chất lỏng trong suốt, những dấu hiệu này chỉ bắt đầu xuất hiện ở bệnh nhân từ nửa ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống hoặc bằng đường nào. Khi cảm thấy cơ thể có một số đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhanh thì có thể bạn đang bị rơi vào trường hợp mất nước vì bệnh tả là nguyên nhân tiêu chảy nặng và mất nước. Tình trạng nặng không được điều trị, bệnh tả có thể gây tử vong trong vài giờ.
Khả năng mắc bệnh dịch tả đối với trẻ 2 đến 4 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất, đồng thời theo nghiên cứu bệnh tả cũng phụ thuộc vào nhóm máu của họ, trong đó người có nhóm máu O sẽ nhạy cảm nhất.
Có thể bạn quan tâm: Cách phòng tránh ruồi nhà trong không gian sống
3. Cách phòng tránh ruồi nhà trong không gian sống:
– Khi nghi ngờ nguồn nước hoặc thức ăn có sự hiện diện của virus V. cholerae bạn hãy dùng một que thử nhanh được dùng để xác định, hoặc gọi đến trung tâm hỗ trợ. Ngoài ra để ngăn ngừa bệnh dịch tả khuyến cáo nên tiêm chủng của các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người bị nhiễm HIV, ….tuy nhiên nếu có điều kiện mỗi người vẫn nên tiêm ngừa.
– Thường xuyên vệ sinh những nơi có thể trở thành chỗ sinh sản cần phải được bọc kín hoặc đốt cháy và xử lý kỹ nguồn thực phẩm bẩn của ruồi như chất thải ở trong nhà, chúng phải được chứa ở những thùng có nắp đậy kín và đổ rác sớm.
– Nên cải thiện môi trường sống xung quanh và nơi ở như thường xuyên dọn dẹp, không để những bụi cây rậm rạp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt chỗ bạn ngủ. Nắm và hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân phát bệnh để có thể phát hiện bệnh kịp thời để nhanh chóng điều trị, giảm thấp nguy cơ tử vong
– Sử dụng bẫy diệt dòi thực hiện thuận lợi vì ấu trùng cần di chuyển từ nơi sinh sản đến những nơi mát mẻ chung quanh để thoát xác thành nhộng hoặc dùng thuốc diệt côn trùng tuy nhiên muốn có kết quả tốt cần kết hợp với vệ sinh xung quanh nơi ở sạch sẽ.
– Dùng lòng bàn hoặc màn đậy thức ăn để tránh việc ruồi nhà tiếp xúc bu bám, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh.
Một số biện pháp hóa học: sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu, phun không gian, phun hóa chất diệt dòi vào ổ của ruồi…Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, nhưng hạn chế sử dụng bởi vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.
4. Sử dụng cửa chống côn trùng:
Đối với tình hình các căn bệnh từ các loại côn trùng lây lan qua cho người đang ngày càng phát triển theo chiều hướng khó kiểm soát thì việc lặp đặt cửa chống côn trùng là một giải pháp phòng ngừa hiệu quả và cần thiết. Cửa chống côn trùng ngoài giúp ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng đến nơi ở của bạn, chúng còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Có thể lắp đặt cửa chống côn trùng ở cửa ra và cửa sổ tùy theo nhu cầu, điều kiện của bạn để bảo đảm tính toàn năng, hữu ích của sử dụng cửa bạn nên trang bị chúng ở hầu hết các cửa.Với nhu cầu cao về một sản phẩm có mẫu mã đẹp thì cửa chống côn trùng hoàn toàn có thể đáp ứng, chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau để khách hàng chọn lựa.
Chất lượng của từng sản phẩm cũng đuợc chú trọng về độ bền lâu và khả năng chống chịu đều được nâng cao giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng cửa.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn miễn phí về cửa lưới chống côn trùng và có thể chọn cho mình những sản chất lượng tốt nhất