Hiện nay có rất nhiều loại cửa lưới chống muỗi khác nhau, nên để có thể lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình thì hãy cùng Việt Thống tham khảo bài viết sau đây.
So sánh các loại cửa lưới chống muỗi trên thị trường hiện nay
Với cấu tạo một sản phẩm cửa lưới chống muỗi hoàn chỉnh, chắc chắn sẽ không thể thiếu được bộ phận cửa lưới chống muỗi nào. Thông thường, cửa lưới chống muỗi sẽ được cấu tạo như sau:
Đặc điểm cấu tạo:
+ Lưới sợi thủy tinh sẽ được phủ lớp nhựa uPVC, dệt chéo nhau, cùng với đường kính 0,3mm mềm và rất dễ cuộn.
+ Vật liệu này sẽ có khả năng chống cháy tốt, không bị oxi hóa do thời tiết cùng với mật độ mắt lưới vừa phải đảm bảo ngăn được ruồi muỗi mà vẫn thông thoáng.
+ Đặc biệt, lưới chống muỗi inox trên thị trường sẽ được chia ra làm nhiều loại như: dệt thành cuộn dài, mắt lưới đều đẹp, lưới đan chắc chắn, lưới hàn hoặc lưới băng chuyền.
Đặc điểm cấu tạo
Ưu điểm nổi bật của các loại lưới chống muỗi:
+ Cửa lưới chống muỗi có khả năng cung cấp trên 85% ánh sáng và không khí vào trong ngôi nhà, có thể thay đổi hình dạng nén hoặc là không nén để có thể dễ dàng đính hay tách lưới nên khi vệ sinh bụi bẩn rất đơn giản.
+ Sử dụng cửa lưới chống muỗi hữu ích sẽ giúp cho nhiều không gian kiến trúc khác nhau như: nhà ở, biệt thự sang trọng, bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc, trang trại chăn nuôi, khách sạn hay câu lạc bộ… bằng lưới sợi thủy tinh được rất nhiều người tin dùng.
+ Ngoài ra, giá thành của sản phẩm này cũng vô cùng phù hợp với thu nhập của nhiều phân khúc khách hàng.
+ Đặc điểm của cửa lưới bền đẹp với các mắt lưới đều đặn, không gỉ sét nên sẽ giúp ngăn chặn côn trùng hiệu quả và nâng cao độ bền nên đã giúp lưới inox khẳng định được giá trị quan trọng của mình trong bộ cửa lưới chống muỗi chất lượng.
+ Đồng thời, bạn có thể sử dụng loại lưới này để làm vách ngăn côn trùng để tạo hệ thống cửa an toàn, tiện dụng, không thể thiếu trong các nhà xưởng hay là các hộ gia đình.
Ưu điểm nổi bật của các loại lưới chống muỗi
Chủng loại lưới và quy cách sản xuất:
+ Kích thước ô lưới chống muỗi ở lưới sợi thủy tinh khoảng 50 ô/cm2 (mỗi ô 1.41mm x 1.41mm), đường kính dây lưới từ 0.19 đến 0.17mm và khổ rộng 2400 mm x 50 m/cuộn.
+ Lưới inox 304 với kích thước là 0.841mm có độ dày của sợi lưới đa dạng 0.2mm, 0.3mm, 0.4mm nên sẽ giúp ngăn cản được những động vật phá hoại như chuột, gián…
Chủng loại lưới và quy cách sản xuất
Sự khác biệt từ lưới inox:
+ Bên cạnh độ thoáng khí và lưu thông ánh sáng rất tốt giống như lưới sợi thủy tinh và lưới inox có độ dẻo cao nên có thể uốn tùy ý để phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.
+ Tuy bạn sử dụng cửa lưới trong thời gian lâu dài nhưng inox vẫn giữ được độ sáng bóng đặc trưng theo màu.
+ Ngoài ra, lưới inox còn có khả năng giúp chịu nhiệt cao, chịu hóa chất tốt, chịu độ mài mòn và rất chắc chắn trong quá trình sử dụng.
Dù sử dụng loại lưới chống muỗi loại nào nhưng người dùng hoàn toàn có thể yên tâm vì nó không dùng hóa chất để diệt côn trùng nên sẽ không gây độc hại và không tốn kém nhiều chi phí.
Có thể bạn quan tâm: Cửa lưới chống muỗi giá bao nhiêu
Tiêu chí phân biệt những loại cửa lưới chống muỗi thông dụng
Chất liệu và cơ cấu hoạt động:
+ Cửa lưới chống muỗi dạng xếp thường được làm từ nhựa PE với nhiều gấp xếp nên có thể xếp qua bên trái hoặc bên phải.
+ Cửa lưới chống muỗi tự cuốn thường làm từ lưới sợi thủy tinh có vỏ nhựa bọc ở bên ngoài nên khi không sử dụng thì bạn có thể cuốn dọc lưới lên trên theo chiều dẫn hướng của 2 ray.
+ Cửa lưới dạng đóng mở với chất liệu thường dùng là lưới chống muỗi inox 304 hoặc sợi thủy tinh nên sẽ giúp đảm bảo độ bền đẹp. Ngoài ra, lưới có thể mở qua trái hoặc qua phải theo ý muốn người dùng.
+ Cửa lưới dạng lùa với thiết kế lưới bằng sợi inox hoặc sợi thủy tinh nên có thể lùa 2 cánh, 3 cánh hoặc 4 cánh tùy theo diện tích cửa.
+ Cửa lưới cố định được thiết kế với chất liệu lưới làm bằng sợi inox.
Chất liệu và cơ cấu hoạt động
Phân biệt dựa vào vị trí lắp đặt:
+ Nếu như vị trí lắp đặt là cửa đi thì bạn nên chọn cửa xếp, cửa lùa hoặc có thể là cửa mở cánh.
+ Nếu bạn muốn lắp đặt cho cửa sổ thì bạn có thể chọn bất cứ loại cửa lưới chống muỗi nào cũng được. Trong đó có 2 loại thường được người dùng nhất đó là cửa xếp và cửa tự cuốn.
+ Nếu như nơi cần lắp đặt là các vị trí cửa ít khi sử dụng đến thì bạn nên chọn cửa lưới chống muỗi cố định.
Tốc độ gió ở hướng lắp đặt và vị trí lắp đặt là phía trong hay ngoài cửa:
+ Khả năng chịu được các tác động của thời tiết như: nắng, mưa, gió bão của các loại cửa lưới chống muỗi sẽ được đánh giá theo mức độ giảm dần như sau: đứng đầu là cửa lưới mở cánh, sau đó đến cửa cánh lùa, cửa xếp, cửa tự cuốn và cuối cùng chính là cửa cố định.
+ Do đó, nếu như bạn muốn lựa chọn lắp cửa lưới chống muỗi ở ngoài các gia đình thì nên chọn cửa lưới cánh mở hoặc cửa lưới cánh lùa. Ngược lại, nếu như bạn lắp ở trong thì có thể chọn cửa lưới xếp, cửa lưới tự cuốn, cửa lưới cố định tùy theo vị trí lắp đặt thực tế.
Tốc độ gió ở hướng lắp đặt và vị trí lắp đặt là phía trong hay ngoài cửa
Về mức giá mỗi loại cửa lưới:
+ Trong tất cả các loại cửa lưới chống muỗi trên thị trường hiện nay thì cửa lưới dạng xếp có giá cao nhất và cửa lưới tự cuốn có giá rẻ nhất. Vì vậy mà tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng riêng của mỗi gia đình mà bạn có thể chọn sản phẩm cửa lưới chống muỗi sao cho phù hợp nhất.
Trên đây chính là những tiêu chí thường được áp dụng để phân biệt các loại cửa lưới chống muỗi cho gia đình. Nếu như bạn đang có nhu cầu chọn mua,lắp đặt và sử dụng sản phẩm này thì vui lòng liên hệ trực tiếp với Việt Thống để được tư vấn tốt nhất nhé.